Căn nhà nhỏ của người thợ may nằm gọn trên tầng 2 của một khu tập thể lâu đời, sâu trong con ngõ nhỏ. Vắt sợi thước dây gập đôi trên cổ, anh đang tỉ mỉ đo đo, cắt cắt sửa lại cho khách một chiếc áo vest bị rộng. Anh là Lê Đức Trung, 51 tuổi, một thợ may gạo cội của đất Hà Thành.
Không mở cửa hàng ngoài mặt đường sầm uất, cũng không treo biển rầm rộ, nhưng bao năm nay anh Trung chưa có lúc nào vãn khách. Anh thường nhận sửa những bộ đồ lên tới vài chục, vài trăm triệu đồng từ các hãng thời trang lớn.
Để có những đường may hoàn hảo, anh Lê Đức Trung đầu tư đến 4, 5 loại máy may riêng biệt cho
từng công đoạn
Người đầu tiên "cho Hà Nội mặc váy"
Ai đã từng sống ở Hà Nội những năm 90 chắc hẳn còn nhớ một thời mà đi đâu người ta cũng nghe "Em ơi Hà Nội váy". Đó là khi phụ nữ Hà Nội đua nhau mặc váy thay cho những kiểu quần công nhân đơn điệu. Sau một thời gian rất dài, khi chiếc váy đụp thuở xưa đã đi vào dĩ vãng cũng là lúc chiếc váy cách tân bắt đầu được ưa chuộng.
Ít ai biết rằng, căn nhà nhỏ bình dị này chính là nơi "khai sinh" ra chiếc váy cách tân đầu tiên được sản xuất và đem bán tại Hà Nội. Anh bồi hồi nhớ lại, đó là đầu những năm 1990, khi cơ chế bao cấp bị xóa bỏ, anh rời khỏi công ty Cơ khí Hà Nội - Bộ Nội thương theo chế độ 176 sau 9 năm làm thợ gò tôn.
Với niềm đam mê thời trang sẵn có, anh Trung bắt đầu mày mò tự mua sách về đọc để học cắt may. Và ít ai biết rằng, những hình ảnh đầu tiên về chân váy lại bắt nguồn từ chính cấu trúc của những chiếc xô đã gắn bó với công việc của anh gần chục năm trời. Theo anh lý giải, cái xô úp ngược chính là phác thảo cơ bản và chính xác nhất của chân váy.
Mẫu chân váy đầu tiên với tà váy xòe tròn, không bị hớt, võng đã được đông đảo khách hàng ưa chuộng và diện đi khắp mọi nơi. Mốt mặc váy của phụ nữ Hà Thành thời "Em ơi Hà Nội... váy" cũng bắt đầu rộ lên từ đó.
"Cha đẻ" của chiếc áo bu dông đầu tiên được sản xuất trong nước
Tiếp sau thời kỳ xóa bỏ bao cấp, hàng thùng bắt đầu xuất hiện như một "cơn sốt". Những chiếc áo bu dông đầu tiên bắt đầu du nhập vào Việt Nam và trở thành mốt mới. Có khi cả một lô hàng chỉ có một chiếc duy nhất, được bán với giá tương đương gần 2 chỉ vàng thời bấy giờ (giá áo bu dông lên tới 350.000đ/chiếc, trong khi giá vàng vào khoảng 185.000đ/chỉ).
Nắm bắt nhanh nhu cầu của đông đảo tín đồ thời trang Hà Thành, anh lập tức đi nhập vải kiện Nhật về, tháo rời một chiếc áo bu dông mẫu ra nghiên cứu từng đường kim, mũi chỉ để tìm cách may theo.
Thật đáng mừng là chiếc áo bu dông anh tự tay may đầu tiên vừa được gửi bán, "dừng tay hút chưa xong điếu thuốc đã có khách đến mua ngay với giá 350.000đ như hàng nhập." - Anh kể lại bằng một giọng đầy hồ hởi, phấn chấn y như câu chuyện chỉ vừa mới xảy ra.
Thời gian đó, "xưởng may" tại gia của anh chính là nơi cung cấp nguồn hàng quan ao nam 2013 cho khắp các cửa hàng trên phố Triệu Quốc Đạt, Hàng Thùng, Hàng Bông, Hai Bà Trưng... Khó ai tin được rằng, "tác giả" của những thiết kế ấy chưa từng học qua một trường lớp nào về thời trang, may mặc.
Khi lượng khách mua quá lớn, không còn tìm được đủ vải để may, anh lại tự mày mò tìm cách dệt, nhuộm để có được chất vải dày và bền như mong muốn.
Yêu nghề và đam mê thời trang bất tận
Cái duyên với nghề đến với anh Lê Đức Trung hoàn toàn từ niềm đam mê, yêu thích đặc biệt đối với thời trang. Anh tự nhận từ hồi còn học phổ thông đã là một anh chàng biết đỏm dáng.
Vừa kể chuyện, anh vừa mở tủ quan ao nam 2013 lấy ra hàng loạt những món đồ của đủ các thương hiệu bậc nhất thế giới mà anh thường mặc. Cẩn thận, khẽ khàng nâng niu từng thứ, anh hồ hởi kể những câu chuyện thú vị về các thương hiệu bằng giọng kể của một tín đồ đầy đam mê chứ không phải một kẻ huênh hoang khoe về giá tiền đắt đỏ. Với anh, mỗi cái áo sơ mi, mỗi đôi giày đều là những kiệt tác kỳ diệu của nhà thiết kế.
"Cúc áo của hãng này được làm từ vỏ ốc biển, và chỉ có 3 lỗ luồn chỉ thôi" - Anh kể
Để chứng minh vải áo vest của hãng này có thể kháng nước, anh vẩy luôn vài hạt nước lọc vào áo
Bác cần có thêm ảnh thì bài viết mới được miêu tả hết được điều muốn nói ạ ! Thank Post !
Trả lờiXóaKey :Hãy truy cập vào trang thecao.net để nạp tiền điện thoại online online bạn nhé trong trang các bạn còn có thể nạp thẻ zing me chơi game thỏa thích.Các thông tin về các chương trình thông tin khuyến mại vinaphone sẽ được cập nhật liên tục nhé !